MỆT

Cá chuồn nướng xứ Quảng.

LTS: Vừa qua, nhân có Nhật Bình về quê, Trần Việt – Thu Ba có gửi cá chuồn làm quà cho Xứ ủy Nam kỳ. Sợ các bạn không biết cách chế biến quà quê, nên Việt cẩn thận gửi luôn bài này vừa ăn cá chuồn, vừa hít hà cùng trancaovan1986.

Độc đáo cá Chuồn nướng xứ Quảng
– Cá chuồn là món phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân xứ Quảng độ hè về. Và đã là người Quảng  thì không ai không biết món cá chuồn xanh nướng, cuốn rau sống chấm nước mắm ớt, vừa ăn vừa hít hà trong chiều tà bãi Rạng (Núi Thành), bãi Tam Thanh (Tam Kỳ)…


Món các chuồn nướng ăn cùng rau sống, chấm mắm ớt, ngon tuyệt

Cá chuồn tập trung chủ yếu ở vùng biển Nam Trung Bộ mà nhiều nhất là vùng biển Quảng Nam. Cá có dáng thon dài, lưng xanh, bụng trắng. Điều dễ phân biệt nó với các loại cá biển khác là cặp cánh dài tận đuôi. Nhờ vậy, nó có thể bay, tuy không cao. Nếu được ra khơi cùng với những đoàn tàu đánh cá, bạn sẽ có dịp chứng kiến cảnh cá chuồn từng bầy bay là đà, như đám mây vờn trên mặt biển xanh rờn, chập chờn sóng vỗ.
Tầm tháng ba đến tháng năm âm lịch, nếu bạn có dịp về biển Rạng (Núi Thành – Quảng Nam) giữa mùa rộ cá chuồn gành, chuồn lộng, chuồn khơi, chuồn cồ, chuồn xanh… bạn sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon và không khỏi ngạc nhiên với những món ăn được người dân địa phương chế biến từ loại cá biển này.

Cá chuồn xanh

Cá chuồn chế biến được nhiều món ngon: cá chuồn áp nén chiên giòn, cá chuồn nấu canh với rau ranh, rau muống, nấu cháo gạo, kho, luộc…Nếu là khách phương xa, bạn sẽ được người dân đãi món cá chuồn nướng. Món ăn dân dã này đơn giản, rẻ tiền nhưng hương vị rất khó quên.
Các loại cá chuồn đều có thể chế biến món nướng, nhưng được “đánh giá” cao nhất là cá chuồn xanh tươi được ngư dân đánh bắt trong đêm, sáng vào bờ bán lại cho những hộ kinh doanh ở bãi biển để nướng phục vụ khách.
Cá chuồn xanh nướng ở ngay bãi biển chỉ cần đánh sạch vảy, làm mang, sau đó quạt than đỏ đặt cá lên vỉ nướng khoảng 30 phút đem ra vừa thổi vừa ăn. Có thực khách đem cá nhúng vào nước biển rồi nướng trên bếp than hồng và thưởng thức hương vị ngọt của cá, vị mặn của nước biển thấm vào mà khen lấy khen để.

Cá chuồn ốp nén chiên giòn

Lạ một điều, riêng loại cá chuồn lại ưa củ nén đến kỳ, dù chế biến dưới hình thức nào, từ chiên, kho đến nướng cũng không thể thiếu loại củ này. Vì thế, khi thấy cá chín vàng ươm, người nướng cá sẽ rưới một vài muỗng dầu ăn có phi củ nén, rồi nướng lại khoảng 5 phút để mùi củ nén bám vào cá đánh tan mùi tanh, tạo nên vị bùi của thịt cá chuồn tươi pha lẫn với mùi nén thơm lựng.
Nói không ngoa, nhưng quả thật mùi của cá chuồn xanh nướng thấm dầu phi nén có sức lan tỏa và quyến rũ “kinh khủng”. Những ngày hè nắng nóng, chỉ cần bạn đi dọc bãi biển có các lều quán bạn đã nghe mùi cá chuồn nướng từ các lều, quán làm bạn không thể dừng chân vào thưởng thức món ăn dân dã này.
Cá chuồn xanh thường đắt hơn các loại cá chuồng khơi, chuồn ốc mít, cánh gián…và không cân ký bán mà chỉ bán con. Mỗi con cá chuồn tùy thời điểm, tùy lớn bé, có giá 10.000 đến 15.000 đồng/1 con .
Nếu bạn đến bãi Rạng, bãi Tam Thanh là dân bản địa thì sẽ rất dễ dàng “nhận diện” được đâu là cá chuồn xanh: nó thường dài chỉ khoảng 20 cm (ngắn hơn cá chuồn cồ), bề ngang to hơn cá chuồn khơi, dài hơn cá chuồn ốc mít và điểm khác biệt rõ rệt nhất chính là ở màu da xanh đặc trưng như chính tên gọi của nó.
Nếu bạn là khách phương xa, để không bị “chém”, bị chủ quán “treo đầu cá chuồn ốc mít tính tiền cá chuồn xanh”, bạn nên đề nghị được xem và chọn cá ở thùng trước khi nướng để được thưởng thức đúng loại cá chuồn xanh. Và khi ăn, vị cá chuồn xanh cũng rất riêng, thịt không khô như cá chuồn cồ mà mềm, bùi và có vị ngọt ngọt.

Cá chuồn nướng rưới dầu khử nén

Cá chuồn xanh nướng có vài thìa dầu phi nén sẽ thơm hơn
Mùa hè về, nắng nóng kéo dài, bãi Rạng, bãi Tam Thanh chiều nào cũng tấp nập khách đến tắm biển và thưởng thức cá chuồn xanh nướng. Ra về rồi mà mùi mỡ cá chảy trên lửa than hồng, mùi nén cháy vẫn cứ thoang thoảng theo làn khói như nhắn gửi đến bạn lời hẹn sớm gặp lại.
Cá chuồn xanh nướng có mùi vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại cá nào. Khi ăn cá chuồn xanh nướng cũng không cầu kỳ, cứ cầm hẳn trên tay, bẻ đôi chấm vào nước mắm nguyên chất hoặc muối sống ớt xanh thì không gì thú vị bằng, vừa ăn vừa xuýt xoa, mằn mặn đầu môi vị muối của đại dương…Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu cá chuồn nướng quấn trong bánh tráng lề (bánh tráng cuốn) kèm rau sống, chấm nước mắm ớt.

Viettran 12/2 – Sưu tầm.Nguồn: http://tuoitrequangnam.com.vn

THƯỢNG ĐẾ cũng đã …cười khà khà !

Người Phương đông nói chung và người Việt Nam nói riêng nay đã là thời đại của Digital nhưng vẫn còn e dè nhìn những bức hình Nude hay sự biến thiên “kỳ cục” của tạo hóa cho muôn loài cỏ cây. Trong khi đó có những bức hình Nude là một tác phẩm tuyệt mỹ nhất của tạo hóa dành cho con người đó sao ? Còn với cỏ cây, tạo hóa cũng tạo cho muôn loài này những hình hài độc đáo, ngộ nghĩnh như một tặng phẩm dành cho con người chiêm ngưỡng. Và chỉ với con người mới cảm thụ được nét độc đáo của vũ trụ bao la bằng con mắt yêu nghệ thuật và yêu cái đẹp thay vì phải nhìn bằng con mắt phàm tục lấy…. “Thanh giảng tục”. Những bức hình sau đây, Thượng đế cũng đã …..cười khà khà. Còn chúng ta bạn hãy cùng ngắm, không cần suy nghĩ, chỉ cười chút chơi để lấy hứng thú cho một tuần làm việc vất vả ! Xin cảm ơn !

Andi Nguyễn Ánh Nhật – Sưu tầm và biên tập

Củ khoai mì có hình bàn chân

Một trong những củ khoai mì to nhất thế giới !

Khoai hình cụ Rùa !

Gừng họ hàng nhà thỏ !?

Khoai có hình dáng hòn non bộ !

Củ khoai kỳ lạ !

Củ khoai Mì nâng 56 Kg ở Vĩnh Long

Em bé SU SU !

Trái cây hình …ông địa !

“Trời tròn, dưa hấu ….vuông!”

Dưa leo …Vịt

Dừa khủng !

Đu đủ xanh !

Bầu cổ ngỗng !

Ớt nào mà ớt chẳng cay !?

Ớt ! Không cay đâu mà !

Ớt này không Cay, thơm mùi …thỏ!

Củ khoai mì nặng 27 Kg ở An Giang.

Mẹ con khoai Tây !

Cháu nội Khoai tây !

Khoai tây nhà họ ..Gấu !?

“Thằng bé” khoai từ.

Củ khoai Tây lớn nhất thế giới !

Khoai Tây làm dáng !

Khoai tây …làm duyên!

Vợ chồng nhà Cà – rốt !

Vợ chồng Cà-rốt đang ngủ

Khoai lang đứng thẳng !

Khoai Lang nặng 3 kg ở Hà Nam

Trái bầu dài nhất thế giới !

Ai nằm …nơi đây !

Nhìn ghê vậy ta !?

Vũ điệu của cây lá !

Khoai mì BONSAI

Vòng 2 của Nàng MONICA

Tháp nghiêng ở Italia !? Không phải….

Nghĩ gì ra nấy !

Xương rồng trong chậu !

Xương rồng có gai !

Câu chuyện đầu tuần

Hương ổi


Có hai cô bé đến ở trọ căn nhà sát vách phòng trọ của tôi. Mấy hôm đầu, vào giờ tan học, tôi thấy có hai bóng áo trắng cắp sách đi vào nhà bà Sáu kế bên, tôi hỏi:
– Ai vậy bà Sáu ?
– Ờ ! Mấy đứa cháu họ ở dưới quê, lên ở nhờ đặng đi học đó cháu . Tụi nó học lớp 8, lớp 9 gì đó …
Thấy người lạ nên tôi chỉ hỏi cho biết vậy thôi. Vậy mà hôm sau, khi tôi vừa dẫn chiếc xe đạp ra khỏi cửa để đi học, bỗng nghe có tiếng xì xào sau lưng:
– Ê ! Giáo sư đó bồ .
– Suỵt ! Công an đó nghe. Hôm qua mới điều tra tụi mình.
Tôi quay lại, bắt gặp hai khuôn mặt dễ thương, thông minh, nhưng khá nhiều ranh mãnh, đang đứng trước cửa nhà bà Sáu, liếc nhìn về phía tôi mà thì thầm cố ý cho tôi nghe. Biết bị trêu chọc, tôi vẫn giả bộ không nghe, đạp xe chạy đi.
* *
Phía sau nhà tôi và nhà của bà Sáu đều có một khoảng sân nhỏ, ngăn cách tạm bởi hàng rào bằng tre thấp và cũ, hai sân đều trồng cây che bóng mát. Ở khoảng sân bên tôi, có một cây ổi cao, to, nằm cặp sát căn gác sau của nhà tôi, tàn lá che mát rượi. Những nhánh ổi xanh lá, sai trái, mọc đâm vào trong lan can, trong cả mái nhà. Đứng trên gác, tôi có thể vói tay để hái những trái ổi chua, hoặc leo lên cây để lựa những trái ổi chín ngọt.
Mấy hôm rồi, tôi cảm thấy hình như ổi bị ai bẻ trộm. Ban đầu, bị mất những trái ở phía ngoài, lần lần mất những trái gần với căn gác. Có buổi sáng thấy trái ổi vừa chín chưa kịp bẻ, buổi chiều đã bị mất. Tôi đâm nghi: Như vậy là ổi thường bị mất vào buổi chiều, lúc tôi đi học. Có chùm ổi nằm khuất trong lan can nhà đã to, chua, chưa bị mất ; chắc là khó bẻ nên còn nguyên đó. Tôi nghĩ: rồi thế nào cũng bị mất nữa; nên tôi để ý và quyết tâm rình người bẻ …
Hôm buổi trưa thứ bảy, tôi được nghỉ học hai tiết sau. Về nhà sớm, tôi leo lên gác nằm đọc sách, chờ đợi.
Một lát sau, có tiếng cười rúc rích ở bên kia rào, tiếng cây khua trên mặt đất, rồi có tiếng nói nhỏ:
– Mấy trái ngoài chưa chua, có hai trái lớn trong lan can kìa !
– Suỵt ! Coi chừng hắn biết .
– Hắn đi học rồi …
Tôi nghe có tiếng động nhè nhẹ từ dưới đất đưa lên. Rồi … một cái lồng trúc nho nhỏ, ló lên chỗ chùm ổi. Cái lồng lách qua lách lại, giựt xuống .. lá khua lạc xạc, nhưng hai trái ổi cứ bị trợt ra ngoài.
Tôi nín thở, ngồi dậy, nhè nhẹ ngồi núp khuất phía trong lan can. Tay cầm cái móc áo dây kẽm, tôi móc vào miệng lồng rồi ghì lại. Cái lồng bị kẹt cứng. Có tiếng la nhỏ:
– Chết ! Kẹt lồng rồi bồ ơi !
– Chắc kẹt nhánh cây, lắc lắc cho sứt ra …
– Sao mắc kẹt, xoay không được nè !
Ạ ! Thì ra là hai cô bé ở trọ nhà kế bên. Tôi rán nhịn không cười thành tiếng. Chưa biết tính sao, chợt thấy có đòn bánh tét của mẹ tôi cho nằm gần đó. Tôi nảy ra ý nghịch ngợm, bèn cầm đòn bánh bỏ nhẹ vào chiếc lồng, nhè nhẹ gỡ móc áo ra. Cái lồng nhúc nhích được. Có tiếng mừng rỡ:
– Hết kẹt lồng rồi bồ ơi .
– Vậy hả, thọc ổi lại đi.
– Sao nặng nặng. Chắc ổi rớt vô lồng rồi.
Tôi thấy cái lồng từ từ rút xuống. Rồi sau đó có tiếng hốt hoảng:
– Ý ! …
– Gì vậy ?
– Có bánh té…t …!
– Chời ơi ! Chết … cha .
– Vô …
Tôi nghe rõ những tiếng bước chân hấp tấp chạy vô nhà bên, lẫn với tiếng cán lồng kéo lê trên mặt đất. Tôi bụm miệng cười rũ rượi.
Sau ngày đó, hai cô bé có vẻ xấu hổ khi gặp tôi. Mỗi lần gặp tôi ở trước cửa, không dám nhìn qua như lúc trước, mà len lén bước vô nhà. Riêng tôi cũng bận học thi tốt nghiệp, lại học ngoại ngữ lớp đêm, nên cũng bỏ qua chuyện đó, và đinh ninh rằng: hai cô bé sẽ không còn bẻ trộm ổi nữa.
* *
Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết. Buổi sáng, tôi dọn dẹp lại căn gác, cất sách vở trên bàn vào tủ, chuẩn bị hành lý về nhà đón Tết. Đang lui cui dọn, bỗng nghe có tiếng động ở phía cây ổi. Một cái lồng nho nhỏ (đúng là cái lồng hôm trước) từ từ đưa lên phía lan can ngay chỗ cũ. Nhưng nhánh ổi chỗ đó không còn trái, tôi đã bẻ hết rồi mà ! Hơi ngạc nhiên, tôi rón rén bước lại gần. Cái lồng đưa lên, đưa xuống, bên trong có một bao thư. Tôi nhón tay lấy bao thư, cái lồng bị chạm nhẹ. Tức thì cây lồng được rút xuống, rồi bên dưới im bặt.
Đứng im nghe ngóng một chút, rồi tôi mới mở bao thư ra. Bên trong có một cái thiệp chúc xuân và mấy dòng mực tím:
-Tụi em cảm ơn Ông đã tặng… cái bánh tét ! Qua tết sẽ đền ơn. Lát nữa tụi em sẽ về quên ăn tết. Chúc Ông và cây ổi một năm mới vui vẻ và có nhiều ổi chua !
Ký tên : TUYẾT LAN – MỸ HẰNG
Hai cái tên đẹp quá. Tôi bước vội ra lan can ngó xuống. Bên kia hàng rào trong sân vắng hoe, chỉ có ánh nắng vàng óng ánh. Chắc hai cô bé đã vội vã về quê rồi.
Lá thiệp xuân xinh xắn, mùi hương thoang thoảng. Tôi đặt lá thiệp lên bàn học, trong lòng cảm thấy vui vẻ, dễ chịu.
Như vậy là Tết năm nay, căn gác trọ của tôi đã có một tấm thiệp chúc xuân dễ thương để đón chào tôi sau những ngày Tết quê nhà.

Tôi đọc sách

Đọc tiểu thuyết, trong chừng mực nào đó, là một công việc dũng cảm.  Thừa nhận rằng bạn mua, và tệ hơn, đọc tiểu thuyết, lại cần nhiều dũng cảm hơn.

Phần lớn, không, phần rất lớn bạn bè của tôi không đọc tiểu thuyết. Họ có nhiều sở thích khác nhau: chụp ảnh, lái xe caravan, câu cá, chơi tennis, sưu tầm đồ kỹ thuật số.  Bạn chụp ảnh say sưa chụp ảnh mọi người, mọi vật, mỗi khi có dịp hội họp  lễ lạc gì lại thấy bạn với một lô ống kính, chân đế, lăng xăng chạy tới chạy lui.  Ai cũng biết bạn đam mê chụp ảnh. Bạn chơi tennis gặp ai cũng hỏi, có chơi tennis không.  Bạn thao thao bất tuyệt về Nadal, về Federer, về các giải to và nhỏ.  Bạn đi thi tennis cấp phường, cấp quận, cấp công ty mình và cấp công ty khác.  Tình yêu tennis của bạn là tình yêu công khai, ai cũng biết.  Giống như vậy là tình yêu của bạn mê câu cá, bạn lái xe caravan, bạn chơi đồ kỹ thuật số. Các bạn có thể thoải mái huyên thiên về tình yêu của mình giữa đám đông.

Giữa đám đông, chưa bao giờ tôi dám thú nhận mình mê tiểu thuyết. Ai căn vặn hỏi tôi thích gì, tôi làm gì trong thời gian rảnh, tôi cười cười, hoặc hạ giọng, à, mình đọc. Vâng, đọc nói chung nghe còn được, vì nó bao hàm đọc báo, đọc sách pháp luật, và kinh tế.  Kinh tế thì tốt, chứng khoán thậm chí còn tốt hơn, mà nếu làm cho người ta nghĩ rằng mình chỉ đọc về bí mật các quốc gia thì tốt hơn nữa. Trong trường hợp sau cùng, rất có thể bạn sẽ nhận được ánh nhìn ngưỡng mộ.  Rất có thể người ta sẽ hỏi tiếp này, nghe đồn trong lăng Lenin hình như không có xác, hoặc, có đúng là Bin Laden đang sống nhăn trong sự bảo bọc của Mỹ ngay tại DC không? Nhưng, tôi biết rất rõ  rằng chớ nên nói đam mê của tôi là đọc tiểu thuyết, vì tôi hoàn toàn không muốn được người ta nhìn thương hại, như thể tôi là kẻ lạc hậu, chậm tiến, yếu ớt, hay chán ốm. Nếu không thế thì cuộc trò chuyện cũng sẽ rơi vào khoảng lặng, gượng gạo, không lối thoát.

Khi chuyển sang căn hộ mới, tôi gọi thợ đóng một loạt kệ sách, để chất tất cả sách của tôi lên, phần lớn trong đó là tiểu thuyết.  Anh trưởng nhóm mộc, khi nhìn thấy đống sách của tôi, không ngừng bình luận, a, anh có nhiều sách quá, anh đọc hết chưa, anh có nhớ hết không. Anh chỉ ngớt hỏi khi nhìn thấy cuốn Rừng Nauy, a, anh có cuốn này nữa hả, em cũng biết cuốn này. Thật là tuyệt. Ít ra tiểu thuyết của Murakami cũng phổ biến đến tận thợ mộc ở Việt Nam.

Trước đó, tôi đã trải qua một quãng thời gian dài không gặp mặt những cuốn tiểu thuyết của tôi.  Khi chuẩn bị chuyển nhà, chúng tôi cho đi những kệ sách cũ, nên phải đóng thùng hầu hết sách.  Những trục trặc trong khi chuẩn bị cho căn hộ mới khiến đống sách ấy nằm yên trong thùng các tông gần hai tháng. Kệ sách được đóng xong, khi mở thùng ra, tôi hớn hở. Bìa những cuốn sách ấy, những tác giả này, bao lâu rồi tôi không nhìn thấy.  Và mùi của chúng. Khi sách đã sắp hết lên kệ, tôi đi lại thư thái trong phòng, cảm thấy ổn thỏa, cảm giác đây là nhà.

Khi đọc một tiểu thuyết, cùng với việc đọc tôi cũng thu vào mình thời tiết, cảnh vật xung quanh, ghi nhận lại vị trí, thời gian khi đọc. Rồi sau, khi tôi giở lại đúng cuốn tiểu thuyết đó, mùi dậy về. Chẳng hạn bây giờ, mỗi khi mở lại cuốn Hội hè miên man,(*) tôi sẽ nhớ cái ngày chủ nhật  mưa từ sáng sớm, bầu trời xám, mùi không khí ẩm, và tôi thấy tôi ngồi co ro trên sofa, trong phòng khách của căn hộ cũ, nơi giấy dán tường đã đầy những nét màu sáp nguệch ngoạc và bắt đầu bong ra. Còn khi mở cuốn Phía núi bên kia,(**) lập tức trí óc tôi trôi về căn nhà gỗ của ba mẹ tôi ở Đơn Dương, và thấy tôi ngồi vắt vẻo trên khung cửa sổ gỗ thông mục, bên ngoài có mùi hăng hắc của hoa dong riềng.

Tôi nhớ Mario Vargas Llosa có viết rằng ông không ưa sách điện tử. Tôi không nhớ rõ ông không ưa vì lý do nào, nhưng với tôi, trên máy tính hoặc các thiết bị đọc sách điện tử khác, tôi chỉ có thể đọc sách tham khảo.  Riêng với tiểu thuyết, tôi phải đọc sách in, vì tôi có nhu cầu sờ vào trang giấy, hít thở mùi của chúng, cùng mùi của khoảng không gian và thời điểm khi tôi đọc, và khi đọc xong, tôi muốn nhìn thấy cuốn sách ấy hiện diện hiện hữu trong nhà.

Làm sao trong đám đông, hoặc trong những câu chuyện xã giao, tôi có thể nói rằng, trong thời gian rảnh của tôi, tôi thích đọc tiểu thuyết, vì những lý do hết sức riêng tư ấy?

 

(*) Tiểu thuyết của Hemingway

(**) Tiểu thuyết của Xuân Sách

 


Lâm Vũ Thao.

Dưới mái thư hiên


Cái khoảnh khắc khi bạn đọc xong một cuốn sách và đang phân vân lựa chọn cuốn sách kế tiếp là một khoảnh khắc vui sướng, nhưng cũng đầy khó khăn. Bạn đã đọc xong một cuốn sách. Bạn vừa mới vui tươi, vừa mới buồn bã, vừa mới trầm tư, vừa mới ngẩng đầu lên khỏi trang sách: trí óc bạn hãy còn vương vấn những hình ảnh, những chiêm nghiệm, và những mẩu đối thoại sắc sảo hãy còn đâu đó tự vang lên như tiếng vọng của tâm hồn. Bạn vui sướng vì bạn vừa mới trở nên giàu có hơn nhờ vào cuốn sách bạn vừa mới đọc xong – những trải nghiệm và tình cảm mới mẻ chinh phục bạn.
Hành trình đó tuy thú vị nhưng đã kết thúc. Giờ đây, bạn muốn dấn thân vào một hành trình mới đầy háo hức và không kém âu lo: một cuốn sách mới hứa hẹn mở ra một chuyến đi mới, nhưng chuyến đi đó sẽ như thế nào khi trong bạn hãy còn tràn ngập những kỷ niệm của chuyến đi trước. Là một người mạo hiểm, bạn chẳng ngại ngần trước những chuyến đi. Bạn luôn biết rằng chẳng có chuyến đi nào lặp lại nhưng bạn vẫn không khỏi băn khoăn – liệu chuyến đi mới có suông sẻ hoặc đầy xúc cảm như chuyến đi bạn mới hoàn thành. Tác giả sẽ chở bạn về đâu – một vùng thôn quê không khí trong lành rộn rã những tiếng cười thơ ngây, hay thắng rít phanh trên miệng vực? Những người đồng hành với bạn – những nhân vật – trông họ thế nào, xấu xí hay xinh xắn, duyên dáng hay thô lỗ, họ sẽ hôn nhau trên bãi cỏ úa vàng hay sẽ chĩa súng vào nhau? Hoặc chĩa súng vào bạn?
Một lựa chọn an toàn là nói không, sẽ không có chuyến đi nào kế tiếp cả. Hoặc ít ra sẽ không có chuyến đi nào khi những ký ức về chuyến đi trước chưa phai mờ. Nhưng với một sự lựa chọn như thế có thể những của cải tích lũy từ chuyến đi trước sẽ nhanh chóng bốc hơi.
Tôi yêu khoảnh khắc đó. Tôi yêu cái khoảnh khắc vừa đọc xong một cuốn sách và đứng trước kệ sách đầy nhóc của tôi lựa chọn cuốn sách tiếp theo. Tôi có thói quen mua những cuốn sách mà tôi để ý – hoặc vì tên tác giả, hoặc có người giới thiệu, hoặc vì một người bạn mà tôi yêu quý thích cuốn đó. Bất cứ khi nào có thể, tôi mua sách, mang về nhà và chất trên kệ. Tôi không đọc chúng ngay một lúc – điều đó là bất khả, kể cả nếu tôi nghỉ việc và trở thành một nhà đọc sách toàn thời gian. Tôi sẽ đứng trước kệ sách của tôi, ngẩng đầu nhìn những tầng cao, rồi quỳ xuống nhìn những cuốn tầng dưới. Tôi sẽ ngoẹo đầu sang bên trái, rồi tôi sẽ ngoẹo đầu sang bên phải. Có khi, tôi sẽ làm rơi kính. Tôi sẽ rút một cuốn ra, nhìn vài trang, rồi rút cuốn khác ra, nhìn vài trang. Trong bất kỳ sự lựa chọn nào cũng bao hàm nhiều hy vọng, nhiều lạc quan và bất trắc. Chính vì thế, tôi yêu khoảnh khắc đó đến nao lòng: khoảnh khắc được lựa chọn.
Khi lựa chọn xong, tôi biết tôi đã sẵn sàng cho một hành trình mới. Và tôi sẽ náo nức hoàn thành hành trình này, để được trở lại với cái khoảnh khắc mà tôi lại được đứng trước nhiều sự lựa chọn. Cảm giác vẫn bồi hồi như trước, chỉ khác lần này, tôi đã trưởng thành hơn và lịch duyệt hơn.

Đừng đợi đến ngày mai!

Mở Blog hôm nay chưa thấy bài mới, lang thang tìm thấy cái này post cho mọi người cùng xem, hãy dành một vài phút …

NA

Còn mãi sưa vàng.

Hàng sưa Hương Trà

Huỳnh Ngọc Chiến

Ven các dòng sông xứ Quảng Nam, nhất là sông Tam Kỳ thường có những
hàng sưa, hoa vàng rất đẹp. Tên sưa bình dị, nhưng lạ, ít khi nghe
đến. Người ta còn gọi nó là cửu lý hương, nghĩa là loài hoa có hương
thơm tỏa khắp chín làng thôn, ý muốn nói rằng hương sưa bay xa lắm.
Loài hoa vàng với hương thơm tỏa ngát ấy là loại hoa rất đỗi mộc mạc
và bình dị, nhưng dường như hoa sưa là loài hoa của kỷ niệm trong
tâm hồn của bao người, trong mỗi lần quay về cố quận, bâng khuâng
một mình nhìn lại dòng sông.

Đầu tháng ba âm lịch, khi đất trời đang tượng khí dương, là lúc mùa
hoa nở. Tôi tìm về các hàng sưa ngày cũ như tìm về một quê hương ấu
thơ, một khung trời bình yên trong tâm tưởng. Con đường đất nhỏ, như
một con đê chạy ven sông, được phủ mát dưới bóng các tán sưa vàng.
Trên con đường rợp bóng sưa vàng đó đã in biết bao nhiêu là dấu chân
kỷ niệm. Xa xa, phía bên kia sông, chênh chếch về phương Tây Nam,
những ngôi tháp Chàm rêu phong, lặng lẽ khảm vào bầu trời thăm thẳm,
xanh lơ một nét buồn cổ kính. Trên sông, nắng nhấp nháy trên mặt
nước gợn sóng, tạo nên những hoa nắng lao xao, như những ánh mắt
tinh nghịch của trẻ con. Tưởng chừng thần mặt trời Hélios phối duyên
cùng các nữ thủy thần Nymph để sinh ra vô vàn hoa nắng, chiếu sáng
lung linh trên các cánh sưa vàng. Những cánh hoa be bé vàng thắm,
dường như bị các tiếng ve sớm đầu hạ làm cho xao động, rụng lác đác
ven sông. Mới buổi sáng thôi, bãi sông vẫn còn xanh rì lá cỏ, mà khi
bóng chiều chưa buông hẳn trên sông, đã thấy hoa sưa rải lên cỏ một
lớp thảm vàng. Bãi cỏ mộc mạc như cô thôn nữ đã được hoa sưa, như
một phép lạ, biến thành nàng công chúa đài các kiêu sa. Và một làn
gió thổi đến, cuốn hoa bay nhuốm vàng cả một khoảng trời. Ánh nắng
chiều từ mặt sông phản chiếu lấp lánh trên các cành hoa sưa gợi lại
không khí ảo huyền thời quá khứ. Tuổi thơ và tuổi trẻ của chúng tôi
đã qua đi dưới các hàng sưa. Hoa nắng với hoa sưa, hoa nào là hoa
thực? Tìm lại với hoa sưa, chúng tôi như mơ hồ đi trong hai bờ Thực
lẫn Mộng, bước chân chậm dìu giữa hai cõi Ảo và Chân.

Sưa quê nhà

Hoa sưa là hoa của mộng ước. Hoa bay vàng cả một khoảng trời mơ mộng
tuổi hoa niên. Hoa sưa là hoa của tình yêu. Những hàng sưa ven sông
đã tiễn đưa biết bao bóng hình chia xa bien biệt, để đến mỗi mùa hoa
nở lại có bao nhiêu người về lại bến sông, nhìn hoa bay bỗng nhớ
thương ngậm ngùi một thuở nào xa vời vợi. Ơi ngày xưa!

Ngày xưa, những đứa bé thường rủ nhau ra bờ sông đùa chơi, cùng
hồn nhiên nắm từng vốc hoa sưa thả bay theo gió. Nào ai biết
được trong những cánh hoa bay ấy đã mang theo bao ước mơ thầm
lặng của đời người. Thuở chúng tôi còn ở vào lứa tuổi học trò,
thì hoa sưa vàng và dòng sông đầy hoa nắng là nhân chứng cho bao
mối tình ngây thơ, vụng dại và thuần khiết thần tiên. Các đôi
bạn ngày xưa ngây thơ dạo chơi trên bờ nước, tinh nghịch ném đá
xuống lòng sông, vô tình làm hoa nắng vỡ. Và trong những hoa
nắng đó, có lẽ thần tình yêu Cupid -chú bé có cánh và mang cung
tên- đang say ngủ. Thần Cupid bị đánh thức đã giận dỗi bay ra
đậu trên các nhánh hoa sưa, và bắn vào tim họ những mũi tên tai
ác. Các bạn trẻ vẫn hồn nhiên vui đùa cùng hoa sưa và hoa nắng.
Tuổi thơ êm đềm trôi qua cùng những trang giấy học trò. Rồi cuộc
đời đẩy họ chia xa biền biệt, chỉ đến khi đầu điểm bạc, họ mới
hiểu ra rằng những mũi tên vô thanh và lặng lẽ ngày xưa đã để
lại trong tâm hồn họ những vết xước, mà nỗi đau thương còn kéo
dài đến suốt cả một đời.

Hoa sưa bình dị nhưng kiêu sa, mộc mạc nhưng lộng lẫy, như chỉ muốn
đến giữa đời để khoe hương phô sắc. Trong một thoáng rồi thôi. Hoa
sưa là hoa nắng, vì nhắc đến hoa sưa không thể không nói đến dòng
sông. Hoa sưa hòa lẫn cùng hoa nắng, khắc những nét đẹp đằm thắm
trên dòng nước trong xanh. Hoa nắng mênh mông của nhạc và hoa sưa
huyền ảo của thơ. Hoa sưa bay phủ vàng trên hoa nắng, và đến lượt
nó, hoa nắng phản chiếu lên cánh sưa vàng những chuỗi kim cương óng
ánh. Hoa sưa rộ rất nhanh mà cũng rất mau tàn. Tuổi trẻ đi tìm tình
yêu dưới bóng hoa sưa, và chỉ gặp những ảo ảnh mơ hồ. Tình yêu đầu
đời như hoa nắng lấp lánh trên sông nước. Nhìn thì thấy đấy, lóng
lánh như kim cương, và xin bạn hãy chỉ nhìn thôi nhé, vì chỉ cần khẽ
chạm vào là ta chạm với hư không: tất cả đều sẽ tan theo bọt nước!
Nhưng tình yêu thơ dại thần tiên của tuổi học trò đủ nhiệm mầu để
ghi được dấu ấn vĩnh cửu lên những khoảnh khắc phù du ấy.

Hoa sưa là hoa của tuổi học trò. Khi những cánh sưa vàng đã rơi hẳn,
và cái mùi thơm ngát lạ lùng ấy không còn bàng bạc trên sông nước
nữa, thì nơi sân trường những cánh phượng hồng mới bắt đầu lập lòe
giữa những khóm lá xanh. Hoa sưa không còn nữa khi mùa hạ đã thực sự
đến trong dàn giao hưởng rộn rã của những chú ve con. Và chỉ có tâm
hồn trong như pha lê của tuổi học trò ngày ấy mới còn ghi mãi dấu ấn
sâu đậm của kỷ niệm, để ngày về chúng tôi có thể nhận ra cung bậc
ngọt ngào trong từng cánh sưa bay.

Dọc theo bờ sông, là những hàng cừa già cỗi, mà tuổi của chúng còn
hơn tuổi của tất cả chúng tôi ngày ấy cộng lại. Hàng cừa, như một bờ
kè thiên nhiên với những chiếc rễ xù xì cổ quái soi bóng ven sông,
là chiếc nôi êm cho chúng tôi ngày trước. Nằm ngửa trên các thân cừa
rủ xuống, nhìn các hàng sưa vàng thắm, trong tiếng ve sớm râm ran,
chúng tôi ngỡ mình như những cô bé Alice đang lạc vào xứ sở thần
tiên.

Này những chàng trai cô gái tuổi hoa niên đang dạo chơi dưới những
hàng sưa, hãy coi chừng vị thần Cupid đang ngủ say trong hoa nắng.
Mũi tên ngọt ngào mà tai ác của vị thần ấy dường như chỉ xuyên qua
tim những cặp tình nhân, mà định mệnh muốn họ phải vĩnh viễn chia
xa. Buổi trùng lai chắc muôn trùng sương khói, và ắt hẳn đã có nhiều
giọt nước mắt nhỏ xuống dòng sông.

Em theo con nước nào đi mãi, bỏ lại mình tôi với hàng sưa và những
con phố cũ. Để con sông buồn nằm chết dưới tà dương. Em và tôi,
chúng ta rồi lần lượt bỏ con phố cũ mà đi, để lại sau lưng hàng sưa
buồn rầu soi mình trên sông nước. Em đi tìm tương lai, còn tôi chạy
trốn quá khứ. Thời gian qua, nước dưới chân cầu cứ chảy, và lòng ai
ngậm ngùi bao xiết, khi một chiều quay về cố quận, một mình lang
thang dưới những hàng sưa. Thời gian và tình yêu! Thời gian và vĩnh
cửu! Con sông và những hàng sưa mãi còn đó, với những kỷ niệm đã
thành tượng giữa thời gian. Và những kỷ niệm đó sẽ mãi mãi thắp sáng
trong tâm hồn con người ngọn lửa tinh khiết thiêng liêng mà thời
gian trôi qua, bão giông đời vẫn không làm cho tắt được. Như hình
tượng cây đa, bến đò trong tiếng ca dao. Gió chiều trên sông thổi về
rất lạnh, làm giá buốt thêm nỗi cô đơn. Tôi đã muốn, qua tình yêu,
chạy trốn nỗi cô đơn của thời mới lớn và đi tìm sự thăng hoa, để
hướng trái tim của tuổi thanh xuân về với Vô Biên và Tuyệt Đích. Em
là biểu tượng của ngàn đời xa vắng, em là tiếng ca đã biền biệt muôn
trùng, để rồi hóa thân thành khói thành mây, thành hòn đá cuội nằm
lẻ loi bên dòng sông vu vơ chảy. Con sông Tam Kỳ đẹp và dài lắm. Và
đã bao lần tôi say đắm ngồi nhìn ánh chiều tím thoi thóp trên những
cánh sưa vàng, trông mênh mông và ảo huyền như tình yêu của tuổi
trẻ. Tình yêu đó đã biến cõi đời thành một cõi mộng huyền ảo, mà mãi
đến hôm nay, tôi vẫn đi với mái tóc nhuốm sương mà vẫn không tìm
được đâu là bờ bến.

Mười năm, hai mươi năm hay ba mươi năm là quãng đời có thể rất dài
mà cũng có thể là rất ngắn, trong một đời người. Ngày đó có dáng em
gầy đi dưới hàng sưa, rồi em hóa thân thành những cánh sưa vàng
trong giấc mơ hư ảo. Con sông đó, nhân chứng của thời gian, vẫn lặng
lờ trôi cuốn đi bao hoài vọng của một thời, để ngày về, tôi còn nghe
tâm hồn xao động trong từng tiếng Guitare .

Hỡi những ai đã ấp ủ hình ảnh của hàng sưa trong kỷ niệm, vì cuộc
sống, vì tương lai, vì chạy trốn quá khứ, mà phải biền biệt xa quê,
hãy dành một buổi chiều nào đấy, quay về dòng sông mùa cũ, nhìn lại
hàng sưa, sẽ cảm nhận ra một điều gì đó vô cùng huyền mật, mà suốt
đời ta không thể tìm thấy ở nơi đâu!

HOA SƯA

Huỳnh Ngọc Chiến

Em hóa thân là, hoa sưa vàng

Bay giữa hồn tôi chiều mênh mang

Bao năm tìm lại dòng sông cũ

Ngân mãi trong tôi một giọng đàn

Em hóa làm hoa sưa ven sông

Thả vào tôi một thoáng tình không

Tôi như trẻ nhỏ mơ hoa nắng

Mê mãi nhặt hoài chỉ luống công

Nào biết lòng tôi đã yêu ai

Lao xao nắng rụng phiến vai gầy

Em theo con nước xuôi biền biệt

Tôi ngồi buồn nhìn hoa sưa bay.

Thương quá một thời ta có nhau

Hoa sưa vàng ngát mộng ban đầu

Định mệnh không thương người luân lạc

Làm đôi ta cách một dòng sâu

Biết có một ngày em với tôi

Tìm về trong một kiếp xa khơi

Hỏi em trong buổi trùng lai ấy

Tôi có còn tìm hoa nắng rơi?

@all:Đặc biệt bài hát Một Thuở Sưa Vàng của Huỳnh Ngọc Chiến được trình bày bởi ca sĩ hot Hồ Hữu Đại trên nền guitar thùng rất prồ nhưng tiếc cái wordpress không cho option post nhạc,vidéo nên botay.com ngồi nghe thui.Ai có nhu cầu thì đưa địa chỉ mail đây tui share cho.

Hehe.Ca sĩ nóng lòng muốn giới thiệu audio của mình tới công chúng nên gửi cái link này.Pà Kon vô tải ủng hộ nha.Nhanh lên kẻo Thúy Nga đăng ký độc quyền là link die lun đóa

Một thuở sưa vàng

Vớ vẩn đầu năm.

Gần Tết,tự dưng buồn vu vơ.Đúng là bệnh vớ vẩn của mấy tay vẩn vơ.Bèn xuống nhà lôi mấy bài thơ chép tay cũ ra xem (lại bệnh thơ thẩn của mấy tay hay thẩn thờ) vừa hay lại đúng bài thơ của Phạm Hữu Quang,bài Giang hồ:

Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang, với giặt đồ

Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa, trắng cả lòng

Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình

Giang hồ có buổi ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng góc ghế
Đếm thấy thừa ra một góc si

Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ thôi trời đất cứ liêu xiêu

Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường

Giang hồ ba bữa , buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giầy, trời sẵn gió
Ngựa về ta đứng bụi mù tung

Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi, cũng nhớ nhà.

Ồ,cái giang hồ vặt này mới dễ thương làm sao chớ.Giang hồ đi quẩn đi quanh,vào bếp ra cửa làm anh giang hồ. Nhưng cái giang hồ của Phạm không nằm ở đấy.Nó nằm ở mấy câu này cơ:

Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường

Giang hồ trong thời gian,không phải trong không gian quanh quẩn.Mãi nổi trôi theo cuộc mưu sinh,đến thi giật mình thấy mình tóc điểm bạc trong khi tiếng trẻ thưa còn văng vẳng.Bạn ơi,bạn ơi.Ta còn nghe tiếng cười trong vắt ngày nào bên sân trường,hương hoa lài ướp trong trang sách.Giờ đã diệu vợi từng ấy năm.

Lại nhớ đến lời thơ khinh bạc của một thi sĩ giang hồ nữa:

Ngươi giam chí lớn vòng cơm áo
Ta trói thân vào nợ nước mây
Ai biết thương nhau từ thuở trước
Bây giờ gặp nhau trong phút giây

Nợ tình chưa trả tròn một món
Sòng đời thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Trông lại tha hồ mây trắng bay

Hành Phương Nam của Nguyễn Bính có một câu buồn rợn người:

Ta đi, nhưng biết về đâu chứ?
Đã dấy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ,
Uống say mà gọi thế nhân ơi!

Cuộc đời vui quá không buồn được.Thế nhưng được bao nhiêu kẻ mỉm cười khi nhắm mắt xuôi tay.Hay vẫn còn nuôi mối hận trong tâm can:

Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?
Mơ gì Ấp Tiết thiêu văn tự
Hài cỏ gươm cuồng ta đi đây.

Đầu năm chuyện vớ vẩn buồn thật.

Trường cũ tình xưa.

Bài hát này mình thích từ lâu.Dường như một sự ám ảnh.Nhưng giờ này trường còn đâu nữa mà về.

Trường Cũ Tình Xưa – Duy Khánh

 

Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ
Nhiều nét đổi thay tường mái rêu mờ
Bên hiên hằng giờ tìm những bạn xưa
May ra có còn đôi đứa
Vẫn yên vui sống đời học trò..

Bâng khuâng đợi chờ người sao chẳng đến?
Hỏi lá hỏi hoa chỉ thấy im lìm
Cây dương đầu trường còn khắc hàng tên
Hoa leo phũ phàng đan kín
Tiếng ve ru nghe gợi buồn thêm ..

Bạn cũ xa rồi, có người về đất buông xuôi
Năm ba đứa bạt phương trời
Hai thằng chờ đầu quân năm tới..

Ve ơi, hát gì điệu nhạc lâm ly
Khóc người biền biệt sơn khê
Cố nhân đi bao giờ mới về?

Hôm nay trở lại nhiều khuôn mặt mới
Thầy đó trường đây bạn hữu đâu rồi?
Bao nhiêu kỷ niệm hoa bướm ngày thơ
Vang trong nỗi niềm nhung nhớ
Có ai đi thương về trường xưa